Đăng nhập | Quên mật khẩu
Giỏ hàng: 0
select
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN YẾN HƯƠNG

Địa chỉ: Quốc Lộ 60 ấp 1 xã Hữu Định
Huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre
Điện thoại: (075) 38.34567 - 356.1756
Fax : (075) 38.13310
Email: yenhuong@hcm.vnn.vn









"Tôi thấy những người làm chủ doanh nghiệp là những người dũng cảm thật sự. Họ chơi một cuộc chơi rất bất công, thiếu minh bạch và trọng tài kém đạo đức. Vì thế, tôi không làm." - Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý

Chỉ dẫn địa lý có giá trị rất quan trọng, nó giúp cho sản phẩm mang giá trị cá nhân, doanh nghiệp, thành một tài sản mang giá trị cộng đồng. Ngoài ra, chỉ dẫn địa lý còn giúp nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ văn hóa và truyền thống, đồng thời giúp các sản phẩm tiến nhanh ra thị trường thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam chưa khai thác hết được thế mạnh này.


Vú sữa lò rèn Vĩnh Kim đã được xác lập quyền chỉ dẫn địa lý 

và đang khẳng định vị trí vững chắc của mình trên thị trường. Nguồn: internet

 

Chỉ dẫn địa lý là một chỉ dẫn dùng để xác định thông tin nguồn gốc của hàng hoá, để xem hàng hóa đó có nguồn gốc từ một lãnh thổ của một quốc gia hoặc của một vùng, một địa phương nào. Hiện nay, giá trị của chỉ dẫn địa lý rất quan trọng. Nó giúp cho sản phẩm mang giá trị cá nhân, doanh nghiệp, thành một tài sản mang giá trị cộng đồng. Không chỉ bảo tồn và tăng cường lợi thế cạnh tranh cho các ngành nghề của quốc gia, chỉ dẫn địa lý còn giúp nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ văn hóa và truyền thống, đồng thời giúp các sản phẩm tiến nhanh ra thị trường thế giới.

 

Điển hình Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang) vào năm 2008 đã được Cục Sở hữu trí tuệ xác lập quyền chỉ dẫn địa lý. Từ đó tới nay, nhãn hiệu vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim không chỉ nổi tiếng ở Tiền Giang mà còn lan rộng trong cả nước. Nhờ đó, người nông dân thu được lợi nhuận từ trồng vú sữa mỗi năm lên tới hàng trăm triệu đồng/hecta, thương lái thu mua cũng được hưởng lợi từ việc này.

 

Ở Việt Nam đã xuất hiện một số tên chỉ dẫn địa lý nổi bật như: gốm Bát Tràng, bưởi Đoan Hùng, nón lá Huế, hành tỏi Lý Sơn, bánh tráng phơi sương Tây Ninh, nước mắm Phú Quốc… Có những địa danh đã được sử dụng cho nhiều loại đặc sản, như Đà Lạt được dùng cho khoảng chín loại đặc sản vùng là bắp cải, bơ sáp, chuối, xà lách, súp lơ…

 

Tuy nhiên, Theo phòng Chỉ dẫn địa lý  thuộc Cục Sở hữu trí tuệ, quy mô canh tác, kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu đặc sản của các tổ chức, cá nhân hiện nay hầu hết còn nhỏ lẻ, chưa phát huy hết hiệu quả kinh doanh của sản phẩm. Có thể nói, địa danh được sử dụng cho các đặc sản địa phương là tài sản có thể đem lại lợi ích to lớn cho cộng đồng. Vì vậy, các địa phương cần có chính sách tổng thể trong việc phát triển ngành hàng, đặc biệt là lên kế hoạch xây dựng, phát triển, bảo vệ tài sản trí tuệ của địa phương mình để từ đó phát huy hiệu quả một cách toàn diện nhất.

 

Để hiểu rõ thêm khái niệm sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý cũng như cách thức tiến hành xác lập quyền, mời quý khán giả đón xem chương trình Sở hữu trí tuệ số 34 phát sóng lúc 16g30 chiều thứ 7, ngày 02/03/2013 trên kênh Vĩnh Long I.

 

Hoàng Hường